Anh hùng nông nghiệp chưa được biết tới – Nikolai Vavilov

21:44:00 Muối 0 Comments

     Có thể bạn chưa từng nghe tới nhà khoa học Nga Nikolai Ivanovich Vavilov(1887 -1943) – ông là người rất quan trọng đối với lịch sử lưu giữ hạt giống của thế giới – nhà di truyền, lai tạo, sinh học và còn nhiều lĩnh vực khác.

    Tốt nghiệm trường Cao đẳng Thương Mại năm 1906, ông nhanh chóng chuyển sang Học viện Nông nghiệp Moscow, nơi ông bắt đầu sự nghiệp của mình. Quá trình làm việc tại những phòng thí nghiệm uy tín lớn tại Đức, Pháp và Anh , Vavilov đã trở thành giáo sư nông nghiệp vào năm 1918, sau đó ông giảng dạy khoảng 1 năm về đặc điểm lớn lên cây trồng quanh sông Volga. Năm 1920, khi độ tuổi còn khá trẻ ông đưa ra một bước đột phá lớn đầu tiên có tên gọi: ““Law of Homologous Series in Hereditary Variation”( Quy luật các dãy đồng đẳng trong đột biến di truyền). Điều này đã giúp hệ thống hóa thông tin trong đột biến và dự đoán khả năng, phát hiện ra các giống cây trồng mới. Khi sự nghiệp phát triển, ông càng ngày càng gây ảnh hưởng lớn tới cộng đồng khoa học Nha. Từ năm 1921 – 1924, ông là chủ nhiệm bộ môn thực vật học ứng dụng và chọn giống lai tại Lenigrad. Trong năm 1924, bộ môn này được tổ chức lại thành Viện Thực vật học ứng dụng và các giống cây trồng mới Liên Xô và tới năm 1930 thì viện này đổi tên thành Viện trồng trọt Liên Xô(VIR).

Vị cứu tinh hạt giống

      Tất cả những thành tựu trên rất đáng nể và dấu ấn của Vavilov còn được lưu lại trong lịch sử thu thập hạt giống. Mọi người gọi ông là “ father of modern seed banks” (cha đẻ của ngân hàng hạt giống hiện đại). Cuộc đời ông còn là một hành trình thám hiểm tới hơn 64 quốc gia, học 15 ngôn ngữ khác nhau trong quá trình đó.


      Tác giả Gary Paul Nabham, người viết cuốn tiểu sử về Vavilov nói “ Ông ấy là một trong những nhà khoa học đầu tiên thực sự lắng nghe tâm sự của người nông dân truyền thống trên khắp thế giới – và tại sao họ cảm thấy sự đa dạng hạt giống là rất quan trọng đối với cánh đồng của mình”. Xuyên suốt các chuyến du ngoạn, Vavilov đã thu thập được khoảng 220 000 hạt giống – tất cả được chuyển về viện tại St Petersburg. Nơi đây có cuộc thử nghiệm di truyền hạt giống, ông mơ về một tương lai không tưởng với nền nông nghiệp mới mà khoa học có thể tạo ra một kiểu” super plant”(siêu cây) mọc được ở mọi môi trường, từ đó kết thúc nạn đói trên thế giới. Ông gọi đó là “mission for all humanity”(nhiệm vụ cho toàn nhân loại), để rồi dành phần lớn cuộc đời ngắn ngủi cống hiến cho sự nghiệp đó.

Sự chi phối của lịch sử

   Các sự kiện bi thảm lần lượt diễn ra, công việc của Vavilov bị cắt ngang bởi các trào lưu của chủ nghĩa phát xít. Trong cuộc “Great Purge”( đại thanh trừng) của Stalin nhưng năm 1930, mọi thứ càng trở lên nguy hiểm cho Vovilov và các cộng sự của ông. Một nhà di truyền học mới là Trofim Lysenko, phản đối di truyền học Mendel và đưa ra một giả khoa học mới. Thật không may, “Lang băm” Lysenko đã giành được sự ủng hộ của stalin và bắt đầu đi lập đổ các phe đối lập. Vavilov bảo vệ niềm tin của mình, ông đã không thể đứng vững trong sự hỗn loạn chính trị, bạo lực của chủ nghĩa Phát Xít đang bủa vây, siết chặt cả đất nước mình. Những cuộc thẩm vấn, sự bôi nhọ mất uy tín và cuối cùng là bị bỏ tù với cái danh là “ kẻ thù” . Vào giây phút cuối, nhờ đồng nghiệp- người bạn thân là Dimitry Pryanishnikov cầu xin cho ông từ án tử hình sang xử “Clement”(Ôn hòa) với án tù giam 20 năm. Lòng dũng cảm tiếp tục giúp ông mang công việc vào nhà tù. Vavilov gần như đã đưa các bài giảng khoa học cho người bạn giam cùng phòng, và viết một cuốn sách đầy ấn tượng nhưng chưa được xuất bản có tên “ The History of  World Agriculture” (Lịch sử nền nông nghiệp thế giới). Sau khi ông bị giam tù, nhiều điều tồi tệ cũng đến với các đồng nghiệp của ông trong viện. Tháng 9 – 1941, trận đánh Leningrad bắt đầu và lực lượng Đức Quốc Xã cắt đứt các mặt hàng nhập khẩu vào thành phố, các tiểu đoàn đóng quân ở tất cả lối ra. Không có sự hướng dẫn bởi người lãnh đạo, và không được biết về nơi đó – đồng nghiệp của ông trong Viện đã bị cháy đám cháy vây từ mọi hướng.


     Những người công dân đói đã cố gắng đột nhập vào tòa nhà ở St Petersburg để ăn cắp hạt giống nhưng không được. Đức quốc xã đổ dồn qua thành phố. Trong và ngoài bị cắt đứt mọi đường liên lạc, tiếp tế. Dù thiếu lương thực trầm trọng, các nhà khoa học đã chấp nhận bị bỏ đói đến chết để bảo vệ những hạt giống mà Vavilov đã nhọc công thu thập. Ngân hàng hạt giống tại Leningrad không bị ảnh hưởng. Đến năm 1943, ông đã chết trong nhà tù ở Saratov vì thiếu chất, bỏ đói.

Di sản của hạt giống

      Mặc dù ông đã chết một cách bi thảm – nhưng ông đã để lại một di sản cho sự khám phá và bảo vệ nền nông nghiệp, từ đó tạo cảm hứng, động lực cho thế hệ các nhà khoa học sau đó. Ngày nay, thành tựu của ông được bảo quản tại Viện Vavilov tại St Petersburg, Nga hết sức công phu với bảo tàng ba tầng.  Viện hiện là ngân hàng hạt giống có lịch sử lâu đời nhất thế giới với bộ sưu tập hơn 325 000 mẫu, trong đó cá nhân ông đã đóng góp qua những chuyến thu thập đầu tiên. Câu chuyện về Vavilov hết sức quan rọng bởi nó là minh chứng tiêu biểu cho sự cam kết và cống hiến trong bảo tồn hạt giống chưa từng có trong lịch sử hiện đại, nó là ví dụ về tầm nhìn và tính nhân văn của ông đối với nền nông nghiệp – thứ mà chúng ta cần học hỏi, mong muốn, hành động theo.

Muối (Theo Lucas Ropek, SEED: The Untold Story)